Đại cương Cắn mổ nhau ở gia cầm

Hiện tượng xảy ra thường bắt đầu từ việc một số con vật trong đàn mổ lông nhau, rồi mổ, mổ ngón chân, mổ mào, mổ đuôi và đặc biệt mổ hậu môn của nhau, cắn xé thậm chí là ăn thịt ở một số bộ phận như ngón chân, mào, đuôi hay hậu môn. Đặc biệt, khi trong đàn có một con có vết thương bị chảy máu, thì cả đàn nuôi sẽ bị kích thích đồng loại tập trung vào việc mổ cắn vào vết thương và chúng tập trung vào việc cắn mổ vết thương của con vật đó. Từ đó, dẫn đến việc bùng phát hiện tượng cắn mổ nhau ở trên toàn đàn. Cắn mổ nhau là một hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi gia cầm tập trung, hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi đàn gia cầm được quản lý tốt.

Biểu hiện của bệnh rất đặc trưng và có thể nhận biết luôn bằng mắt thường. Gà đuổi đánh nhau hoặc mổ trụi lông lưng, lông cánh của nhau. Thậm chí khi mắc bệnh bị nặng thì gà sẽ cắn mổ thủng phao câu của các con khác. Gia cầm bị hấp dẫn bởi máu và vết thương, do vậy cần nhanh chóng loại bỏ khỏi đàn những con bị thương. Hàng rào của chuồng nuôi không được có các vật sắc nhọn làm rụng lông, rách da hay gây các thương tích khác. Theo dõi và tiến hành bắt, nhốt riêng những gia cầm hay mổ những con khác. Bắt nhốt riêng, cách lý những con gia cầm bị cắn mổ có vết thương hở và bị chảy máu. Tiến hành cắt mỏ ở một số loại gia cầm như gà nhằm hạn chế tình trạng cắn mổ nhau.